Top 15 game bài tài xỉu Uy Tín Năm 2024

game bài tài xỉu game bài tài xỉu
Logo NDUN
Lên đầu trang
Thứ ba, 09/01/2024 15:25


1. KHÁI NIỆM

Đau mắt đỏ thực chất là tên gọi dân gian của bệnh Viêm kết mạc. Đó là khi lớp màng trong suốt trên bề mặt của nhãn cầu và kết mạc mi gặp phải tình trạng viêm nhiễm. Bệnh có thể bắt gặp ở bất kỳ ai từ người lớn đến trẻ nhỏ. Đặc biệt, trong thời gian ngắn đau mắt đỏ có khả năng bùng phát thành ổ dịch bởi rất dễ lây lan từ người này sang người khác thông qua đường tiếp xúc. Đau mắt đỏ thường không nghiêm trọng, không để lại di chứng về sau và có thể tự khỏi trong vòng 1 tuần. Tuy nhiên, bệnh có thể tái phát nhiều lần ở một người bởi cơ thể con người không thể sản sinh ra miễn dịch trọn đời với bệnh này.

2. NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến đau mắt đỏ, trong đó một số nguyên nhân thường gặp và các triệu chứng đi kèm như:

- Do virus: đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh, với những triệu chứng như chảy nước mắt, ngứa mắt, có ghèn dây, mi sưng, cộm, giảm thị lực. Đối với bệnh viêm kết mạc do virus gây ra có thể dễ dàng lây lan thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với nước mắt của người bệnh.

- Do vi khuẩn: thường là do vi khuẩn Haemophilus Influenzae, Staphylococcus,... Một vài triệu chứng điển hình như chảy nước mắt, ngứa, dính 2 mi mắt do có ghèn vàng hoặc vàng xanh nhạt vào buổi sáng lúc thức dậy. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những tổn thương nghiêm trọng như giảm thị lực không phục hồi, viêm loét giác mạc. Một người có thể bị lây đau mắt đỏ nếu tiếp xúc với dịch tiết nước mắt hoặc đồ dùng có dính dịch tiết nước mắt của người bệnh.

- Do dị ứng: thông thường rất khó để xác định được nguyên nhân gây ra dị ứng, có thể là do lông vật nuôi, thuốc, phấn hóa, bụi,.... Các triệu chứng của bệnh thường là ngứa và chảy nước mắt ở cả 2 mắt, có thể kèm theo viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên, đau mắt đỏ do dị ứng thì không có khả năng lây lan.

3. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ

3.1. Điều trị toàn thân:

- Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày: chất đạm, chất xơ, chất béo, tinh bột để tăng cường hệ miễn dịch. Người bệnh nên tránh ăn uống quá kiêng khem để tránh cơ thể rơi vào suy nhược.

- Tích cực ăn các loại trái cây để bổ sung vitamin như cam, bưởi, chanh,...

- Nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc.

- Trong thời gian bị bệnh tốt nhất nên tránh tối đa việc sử dụng các thiết bị điện tử.

- Nên trang bị kính chắn bụi, gió,... để giảm thiểu việc tiếp xúc với các loại khói bụi dễ gây kích thích cho mắt.

- Không để nước bẩn dây vào mắt, tránh đi bơi khi bị bệnh.

- Để không làm bệnh nghiêm trọng hơn, người bệnh không được dụi, day mắt tránh làm tổn thương giác mạc.

- Bệnh có khả năng lây qua đường tiếp xúc nên người bệnh cần được cách ly hợp lý và sử dụng khẩu trang y tế khi đi ra ngoài.

3.2. Điều trị tại vị trí đau mắt đỏ

- Sử dụng thuốc đúng loại và đúng liều lượng theo đơn đã được kê của bác sĩ. Tùy vào tình trạng bệnh của từng người mà bác sĩ có thể kê những loại thuốc khác nhau như kháng viêm, kháng sinh, nước mắt nhân tạo, thuốc tra mắt,...

- Sử dụng thuốc tra mắt đúng cách: lưu ý không để đầu thuốc chạm vào mắt. Đối với thuốc tra dạng mỡ hoặc gel thì bôi vào khoảng 1cm cùng đồ mi dưới, với thuốc nước thì nhỏ từ 1 - 2 giọt.

- Để dễ dàng theo dõi diễn biến của bệnh thì nên tái khám thường xuyên theo lịch hẹn của bác sĩ. Nếu sử dụng thuốc thấy mắt sưng hơn, đau hơn hay chảy máu thì cần liên hệ ngay với bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời.

Trong trường hợp thấy có xuất hiện các triệu chứng bất thường thì người bệnh nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa mắt để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng.

Đặc biệt, người bệnh tuyệt đối không được tự ý điều trị theo các phương pháp truyền miệng, dân gian như nhỏ sữa mẹ, đắp hành củ, xông lá trầu,... Ngoài ra, khi chưa có chỉ định của bác sĩ, người bệnh cũng không nên tự mua thuốc điều trị vì có thể dẫn đến những hậu quả không mong muốn

4. PHÒNG TRÁNH BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ

4.1 Phòng bệnh chung: Để phòng tránh bệnh bệnh đau mắt đỏ một cách hiệu quả, mọi người nên lưu ý một vài điều sau đây:

- Giữ gìn vệ sinh mắt và vệ sinh cá nhân sạch sẽ hàng ngày.

- Vệ sinh mắt mỗi ngày với nước muối sinh lý 0.9%.

- Không dùng chung khăn , chậu rửa mặt, mỗi người nên có một chiếc khăn mặt riêng.

- Tránh để các loại hóa chất như sữa tắm, dầu gội,... dây vào mắt

- Sử dụng kính chắn bụi, gió khi ra đường.

- Có chế độ ăn uống cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin và các khoáng chất trong trái cây.

- Khi vào mùa dịch nên hạn chế tiếp xúc tại những nơi đông người, đeo khẩu trang khi ra ngoài.

- Nên chọn những bể bơi sạch, đạt tiêu chuẩn khi đi bơi, đồng thời sử dụng kính bơi và rửa mắt với nước muối sinh lý 0.9% ngay sau khi bơi.

- Thường xuyên mở cửa thông gió và luôn giữ gìn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ.

4.2 Phòng bệnh khi tiếp xúc với người bệnh: Nếu bệnh đau mắt đỏ đang vào mùa dịch hoặc người thân, bạn bè, đồng nghiệp của bạn có biểu hiện đau mắt đỏ, cần thực hiện 3 việc sau để bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ nhiễm bệnh 

1. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước ấm

Rửa tay thường xuyên là cách hữu hiệu giúp phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ. Theo chuyên gia, bạn nên rửa tay bằng xà phòng và nước ấm trong tối thiểu 20 giây. Trường hợp, bạn không có sẵn xà phòng và nước ấm có thể sử dụng dung dịch sát khuẩn chứa ít nhất 60% cồn để rửa tay. Khi tra nhỏ thuốc điều trị đau mắt đỏ, chú ý rửa tay sạch bằng xà phòng trước và sau khi tra nhỏ thuốc.

2. Rửa tay sau khi tiếp xúc với người bị đau mắt đỏ hoặc vật dụng của họ

Sau khi tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh hoặc các vật dụng mà người nhiễm bệnh đã sử dụng như lọ , nên rửa tay kỹ lưỡng. Ngoài ra, cần lưu ý tuyệt đối không chạm tay lên mắt khi chưa được vệ sinh sạch sẽ.

3. Không dùng chung đồ dùng của người bị nhiễm bệnh

Cần chú ý không dùng chung đồ dùng với người đang bị nhiễm bệnh như: gối, khăn trải giường, thuốc nhỏ mắt, khăn mặt, khăn tắm, thuốc nhỏ mắt, đồ trang điểm mắt hoặc mặt, cọ trang điểm, kính áp tròng, hộp đựng kính áp tròng hoặc kính mắt hoặc bất cứ đồ dùng nào họ đã tiếp xúc.

4.5  Cách phòng chống đau mắt đỏ tái phát sau khi bị nhiễm

Nếu bạn từng bị đau mắt đỏ, bạn hoàn toàn có thể tiếp tục tái nhiễm sau khi đã khỏi bệnh. Để phòng tránh nguy cơ tái phát đau mắt đỏ, bạn hãy thực hiện theo những hướng dẫn sau.

1. Vứt bỏ hoặc thay thế vật dụng cá nhân

Khi bạn bị đau mắt đỏ, mọi vật dụng bạn từng chạm vào đều có nguy cơ trở thành nơi trú ẩn của các tác nhân gây bệnh mà mắt thường không thể nào phát hiện. Chính vì thế, sau khi khỏi bệnh, bạn nên vứt bỏ và thay thế bất kỳ vật dụng cá nhân nào từng sử dụng qua như thuốc nhỏ mắt, kính áp tròng, khăn mặt, bàn chải đánh răng… Nếu không thể vứt bỏ, bạn nên vệ sinh bằng xà phòng và dung dịch sát trùng chuyên dụng để lau chùi cẩn thận.

Thay mới vật dụng cá nhân có thể giúp phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ tái phát

2. Thay thế hoặc vệ sinh kỹ kính áp tròng, các loại kính khác.

Bề mặt kính áp tròng hay lens là môi trường lý tưởng để vi khuẩn, vi rút gây bệnh đau mắt đỏ bám dính vào và sinh sôi, nhất là khi bạn từng bị đau mắt đỏ. Vì vậy, bạn nên vệ sinh kính áp tròng và hộp đựng kính thật cẩn thận trước khi sử dụng. Vứt bỏ hoặc thay thế dung dịch kính áp tròng. Nếu không đeo kính áp tròng mà chỉ dùng kính cận hoặc kính thời trang thông thường thì cần lưu ý vệ sinh kính và hộp đựng mà bạn đã sử dụng khi bị đau mắt đỏ.

3. Cách phòng ngừa đau mắt đỏ bằng thuốc chống đau mắt đỏ

Mỗi ngày đôi mắt chúng ta tiếp xúc với nhiều yếu tố gây bệnh tiềm ẩn như khói bụi, hóa chất, vi khuẩn, vi sinh vật… Tác nhân gây bệnh đau mắt đỏ là một trong số đó. Để phòng tránh bệnh đau mắt đỏ, bạn thường xuyên nhỏ một vài giọt dung dịch nhỏ mắt Natri Clorid 0,9% hay nước muối sinh lý để làm sạch, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, bảo vệ sức khỏe đôi mắt.

                                                                   PHỤ TRÁCH Y TẾ CƠ QUAN

                                                                      THS. BS: VŨ THẾ HÙNG

 

 

 

Tin liên quan